Nếu bạn đang sở hữu cả blog và podcast thì tại sao không liên kết chúng với nhau?
Việc này sẽ giúp cho người đọc có thêm phương thức tiếp cận nội dung trên blog của bạn. Giờ đây, thay vì chăm chú ngồi đọc họ sẽ có thêm một tùy chọn khác đó là: nghe.
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn bạn cách chèn podcast vào blog và chỉ mất 5 phút để thực hiện công việc này !
Nội dung chính
Chèn podcast vào blog bằng Embed Code
Embed Code hay còn gọi là mã nhúng, đây là một đoạn mã để giúp bạn thêm tài liệu vào blog (hình ảnh, âm thanh, video).
Mục đích của việc nhúng Embed Code là để người đọc có thể nghe hoặc xem trực tiếp tài liệu trên blog mà không phải click chuột sang một trang khác.
Bạn có thể áp dụng cách này với website/blog chạy trên các mã nguồn khác nhau, từ wordpress, drupal… cho đến blogspot.
Vậy Embed Code nằm ở đâu?
Embed Code của podcast nằm trong podcast hosting mà bạn đang dùng. Hiện nay, Buzzsprout và Anchor là 2 podcast hosting được sử dụng nhiều nhất nên mình sẽ hướng dẫn bạn cách lấy Embed Code ở 2 dịch vụ này nhé !
Buzzsprout
Trước tiên, hãy chọn tập podcast muốn chèn vào blog, sau đó bấm “Embed this ONE Episode” ở phía dưới.
Trang tiếp theo, hãy bấm vào ô “Copy Embed Code” để copy mã.
Quay trở lại bài viết trên blog, ở khung soạn thảo hãy chuyển sang định dạng Text (Văn bản) rồi dán Embed Code vào vị trí muốn chèn.
Và đây là kết quả
Trong trường hợp muốn chèn nhiều tập hoặc toàn bộ kênh podcast thì hãy chọn tab “Players” , kéo xuống dưới, ở mục “Multiple episodes in one player” sẽ có một số tùy chọn như: hiển thị 5, 10, 20 tập gần nhất, hiển thị theo Tags, theo tác giả (Artists).
Chọn xong, bấm vào ô “Copy Embed Code” rồi dán Embed Code vào bài viết hoặc bất cứ vị trí nào trên blog.
Kênh podcast sẽ hiển thị dưới dạng danh sách phát như sau
Vậy là xong rồi đó, bây giờ chúng ta thực hiện trên Anchor.
Anchor
Lưu ý: Mình sẽ hướng dẫn bằng kênh podcast khác nhé !
Trước tiên hãy đăng nhập vào Anchor, tìm đến tập podcast muốn chèn, bấm vào biểu tượng “</>” để copy Embed Code.
Quay trở lại bài viết, chọn định dạng Text (Văn bản) rồi dán Embed Code vào vị trí muốn chèn.
Và đây là kết quả
Để chèn kênh podcast cũng làm tương tự. Tuy nhiên, Anchor không có tùy chọn chèn theo tags, theo tác giả như BuzzSprout, bắt buộc phải chèn cả kênh.
Nhìn chung, chèn podcast vào blog bằng Embed Code rất dễ thực hiện, chỉ cần copy Embed Code của podcast, sau đó dán vào vị trí bất kỳ trên blog là được. Biểu tượng Embed Code luôn hiển thị dưới dạng “</>” nên rất dễ tìm.
Chèn podcast vào blog bằng plugin
Cách này chỉ áp dụng cho những website/blog chạy trên mã nguồn wordpress và kênh podcast phải lưu trữ ở Buzzsprout.
Tại trang quản trị wordpress chọn “Plugins” -> “Add New”
Gõ tìm kiếm “Buzzsprout Podcasting”, bạn sẽ thấy plugin hiện ra, bấm “Install Now” để tiến hành cài đặt, nhớ Activate plugin bạn nhé !
Sau khi cài đặt thành công, vẫn tại trang quản trị wordpress, chọn “Settings” -> “Buzzsprout Podcasting” rồi bấm “Login to your account” để đăng nhập vào Buzzsprout.
Ngay lập tức bạn sẽ được chuyển sang Buzzsprout, bấm “Log in” để đăng nhập
Đăng nhập thành công, chọn tab “Directories” -> “RSS Feed”, sau đó copy đường link RSS feed của bạn.
Quay trở lại trang quản trị wordpress, dán link RSS feed vừa copy vào ô trống, tích “Yes“, rồi bấm “Save Changes”
Ok, như vậy là bạn đã kết nối Buzzsprout với wordpress thành công rồi đó. Để chèn podcast vào blog, tại khung soạn thảo hãy trỏ chuột vào vị trí muốn chèn, sau đó bấm “Add Media”
Trang tiếp theo, bấm “Buzzsprout Podcasting” rồi chọn tập podcast muốn chèn.
Lúc này bạn sẽ thấy khung soạn thảo được chèn thêm 1 đoạn code như hình dưới
Sau khi đăng bài người đọc sẽ thấy trình phát podcast của bạn được hiển thị và chỉ cần bấm nút play là có thể nghe trực tiếp trên blog.
Ok, vậy là bạn đã chèn podcast vào blog thành công rồi đó. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể chèn từng tập chứ không thể chèn theo kiểu danh sách phát như dùng Embed Code.
Lời kết
Vậy là mình đã hướng dẫn bạn cách chèn podcast vào blog, rất dễ phải không?
Ngoài việc chèn podcast vào blog, bạn cần gửi kênh lên các ứng dụng nghe podcast như: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts để nội dung của bạn có cơ hội tiếp cận với nhiều người nghe hơn.
- Cách tạo podcast trên Spotify
- Cách đăng podcast lên Apple Podcasts
- Cách gửi kênh podcast lên Google Podcasts
Trong quá trình thao tác nếu gặp khó khăn gì hãy comment phía dưới, mình sẵn sàng giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !
thật hữu ích, cám ơn bạn, đúng cái mình đang cần 🙂